Tháp Rùa Hồ Gươm là dấu ấn văn hóa, lịch sử của thủ đô ngàn năm văn hiến. Đây cũng chính là điểm đến du lịch thu hút đông đảo du khách đến tham quan khi có dịp ghé thăm Hà Nội. Hình ảnh ngọn tháp tại đây đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhạc sĩ sáng tạo ra những giai điệu vần thơ đi vào lòng người.
Công trình này có sự pha trộn giữa phong cách kiến trúc phương Tây và phương Đông. Đây là điếm đến mang giá trị văn hóa, tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
Ngôi tháp được xây dựng trên gò Rùa vào thời vua Lê Thánh Tông. Đây cũng là nơi dựng Điếu Đài để nhà vua có thể câu cá. Vào khoảng thế kỷ 17 – 18, chúa Trịnh quyết định cho xây Tả Vọng trên gò. Tuy nhiên, khi đến thời nhà Nguyễn, công trình này gần như không tồn tại dấu tích gì.
Vào năm 1883, sau khi Pháp hạ Hà Nội, người dân nơi đây đều sơ tán, chỉ còn lại Nguyễn Ngọc Kim được cử làm trung gian giữa Việt và quân Pháp. Về sau, ông được chính quyền tín nhiệm và trở thành bá hộ, hay còn gọi là bá hộ Kim. Năm 1886, ông xét thấy gò đẹp và hợp phong thủy nên quyết định xây dựng tháp để sau này chôn cất cha mình. Công trình này có vị trí đẹp đã trở thành thắng tích của thủ đô Hà Nội lúc bấy giờ.
Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của tháp
Đến năm 1890 – 1896, tại đây được dựng lên một phiên bản Nữ Thần Tự Do hay còn gọi là tượng Đầm Xòe. Tuy nhiên đến năm 1950, công trình này đã bị phá bỏ. Tính đến hiện tại, Tháp Rùa Hồ Gươm đã có tuổi đời gần 150 năm. Đến bây giờ, thắng tích này mang trong mình nét đẹp xưa cũ, trở thành điểm đến được nhiều người yêu thích lựa chọn khi đến Hà thành.
Đây là công trình được dựng với lối kiến trúc độc đáo, có sự giao thoa giữa phong cách bản địa và Pháp. Sau đây là một số thông tin về thắng tích nổi tiếng tại Hà Nội:
Tầng dưới này được xây dựng trên nền móng cao tầm 0,8m, tổng chiều dài là 6,28m, chiều rộng 4,54m. Tầng này được xây thành hình chữ nhật, chiều dài mở ra ba cửa, chiều ngang mở hai cửa. Tổng tất cả 4 mặt gồm có 10 cửa. Bên trong được chia thành ba gian, giữa các gian có vách cửa ngăn, tổng hết có đến 14 cửa.
Tầng dưới cùng được thiết kế thành hình chữ nhật
Tầng hai có thiết kế nhỏ hơn, gồm chiều dài là 4,8m và chiều rộng là 3,64m. Tầng này được chia thành 3 gian, thiết kế tương tự giống với tầng dưới, tất cả có 14 cửa nhưng nhỏ hơn.
Càng lên cao, thiết kế của tầng tháp càng được thu nhỏ lại, chiều dài của tầng này là 2,97m và chiều rộng là 1,9m. Ở tầng 3, chỉ có một cửa hình tròn ở phía đông, đường kính là 0,68m. Phần tường nằm ở phía Tây có đặt một bàn thờ. Theo nhiều nguồn tin lưu truyền, khu vực này thờ cha của Nguyễn Ngọc Kim.
Tầng đỉnh được thiết kế như một vọng lâu, có hình vuông, mỗi bề dài đến 2m. Ở phần tường phía đông, bên trên có cửa hình tròn với đường kính khoảng 0,68m. Bên ngoài ngọn tháp có chữ Quy Sơn Tháp hay còn gọi là tháp Núi Rùa. Tổng chiều dài từ phần gồ đất lên đến tầng đỉnh là 8,8m.
Tháp Rùa có chiều cao khoảng 8,8m
Phần ngọn tháp được thiết kế theo phong cách châu Âu rất ấn tượng, có hàng cửa cuốn gothic ở hai tầng dưới. Tuy nhiên, công trình này vẫn giữ được nét kiến trúc cổ của Việt Nam bởi thiết kế phần mái cong lên.
Phần mái của ngọn tháp được uốn cong mềm mại
Tháp Rùa Hồ Gươm là một trong những điểm đến nổi tiếng mà bạn nhất định phải tham quan khi đến Hà Nội. Để có thể thỏa sức dạo chơi quanh thủ đô và ngắm nhìn danh thắng này, đừng quên đặt xe du lịch giá rẻ tại HoaBinhBus.